Bạn tự xưng mình là một “chúa tể ngôn từ”, “bà hoàng brief”? Bạn là một content chính hiệu xông pha trên mọi mặt trận, không “ngán” bất kỳ dự án nào? Nhưng lại bỏ qua những điều cần thiết để viết content 1 cách chuẩn chỉnh, hẳn là một sai lầm to! 

Cùng Alibaba nằm lòng ngay các 5+ TIPS ĐỘT PHÁ KỸ NĂNG VIẾT CONTENT tại bài viết dưới đây nhé!

Bí quyết đột phá kỹ năng viết content.

 

Nhìn chung, một content hay chỉ với 4 bước tổng quan: Nghiên cứu – Viết bài – Kiểm tra – Chỉnh sửa. Ngoài việc đầu tư ý tưởng chất lượng, sáng tạo, thu hút, không thể xem nhẹ quá trình Viết bài – Kiểm tra – Chỉnh sửa. Và điều bạn cần là hãy CHÚ Ý khắc phục những LỖI CƠ BẢN sau:

1. Lỗi chính tả

Tối quan trọng là lỗi chính tả, lỗi trình bày dấu câu. Xem ngay các Các lỗi và cách chỉnh sửa TẠI ĐÂY

Vấn đề này phải nâng dần tiêu chuẩn lên. Khi nào bạn nhìn thấy một dấu bị dùng sai hoặc một khoảng trắng bị thừa mà bạn không chịu được là tuyệt vời.

Ví dụ: 

  • Câu sai: Đây là vế trước , còn lại là vế sau .

→ Đặt dấu câu sai quy tắc. 

  • Chữa lại: Đây là vế trước, còn lại là vế sau.

 

2. Lỗi từ ngữ

– Có bỏ bớt được câu chữ nào mà vẫn giữ nguyên được ý tứ và cảm xúc không? Dài ngắn không quan trọng. Nhưng ngắn hơn mà vẫn đủ ý thì nên để ngắn.

– Có tìm được từ nào đắt hơn hoặc cảm xúc hơn để thay cho các từ hiện tại không? Nếu có thì thay luôn.

– Có bị lặp từ không? Nếu có thì tìm từ khác thay thế hoặc tìm cách diễn đạt khác.

Một số ví dụ:

+ Câu sai: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

→ Việc lặp từ ở câu trên khiến câu văn lủng củng.

Chữa lại: Em rất thích đọc truyện dân gian vì trong truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Câu sai: Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 1A đã tiến bộ vượt bậc.

→ Việc dùng từ chưa đạt “đúng cảm xúc” của câu văn cần lột tả.

Chữa lại: Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 1A đã tiến bộ vượt bậc.

 

3. Lỗi lủng củng, lan man

– Có câu nào quá dài dẫn đến lủng củng hoặc khó đọc không? Nếu có thì tính đến phương án tách ra thành 2 câu đơn.

– Mỗi đoạn trong bài đã có nội dung chủ đạo chưa, có đoạn nào bị lan man không? Nếu có thì sắp xếp lại các ý sao cho mạch lạc, phải hình dung ra khung sườn của bài viết, chính là cái dàn ý đó. Lỗi viết lan man thường xuất phát từ việc không có dàn ý.

Ví dụ: 

Người đọc không thể bị thuyết phục bởi những câu chung chung, dài dòng như: “Sản phẩm này rất tốt, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chất lượng cao, hiệu quả nhanh chóng, lựa chọn này sẽ giúp bạn không hối hận.”

→ Câu dài nhưng ý nghĩa rất “hời hợt”, không làm rõ giá trị mang lại. Ở đây lý lẽ đưa ra cần có căn cứ, số liệu cụ thể chẳng hạn.

Cách chữa lại:

– Làm rõ giá trị sản phẩm mang lại như: Tiết kiệm bao nhiêu? Nhanh là bao lâu? Sản phẩm tốt là tốt về gì, nếu là giá tốt thì so với thị trường là bao nhiêu %?…

– Thay vì trình bày 1 dòng dài lan man, hãy tách thành từng gạch đầu dòng ngắn gọn.

 

4. Lỗi ngắt dòng và trình bày

Bạn cần kiểm tra và để ý bài viết: Trình bày như vậy đã tối ưu chưa? Có nên ngắt dòng cách đoạn chỗ nào không? 

→ Tránh các trường hợp thông điệp truyền tải bị người đọc dễ hiểu lầm. 

 

Kết luận:

Có rất nhiều bí quyết để phát triển kỹ năng viết của bản thân. Nhưng tất cả cũng chỉ là tương đối, vì kết quả còn phụ thuộc vào nhiều thứ, như bối cảnh, chủ đề, nơi đăng tải,…

Thực tế trên đây chính là cách luyện tập, khó tính với bản thân để ngày một nâng cao tiêu chuẩn. Dù bạn đã viết rất cẩn thận nhưng sau đó check kiểu gì cũng ra lỗi. Bạn có thể viết sai, viết lỗi, nhưng biết sai thì hãy sửa ngay. Mỗi lần như vậy sẽ cải thiện và tăng độ chỉn chu của mỗi một bài content “ra lò”.

Theo dõi Alibaba Media để lưu lại những bài viết hữu ích nhé!

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !