Trong thời đại số ngày nay, việc quản lý một Fanpage không chỉ cần sự chuyên nghiệp mà còn đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt. Để thu hút đối tượng và tạo ra sự tương tác tích cực, các loại nội dung chính là yếu tố quan trọng, giúp Fanpage trở nên sống động và thú vị. Hầu hết các doanh nghiệp thành công đều bám vào nền tảng content vững chắc với đa dạng các loại content khác nhau.

Hãy cùng Alibaba Media khám phá ngay 5 dạng Content cho Fanpage phổ biến mà Marketers không nên bỏ lỡ.

1. Storytelling

Storytelling vừa mang thông tin cốt lõi của doanh nghiệp đến với khách hàng, vừa là “cầu nối cảm xúc” giữa khách hàng và thương hiệu.

1.1 Khái niệm

Content Storytelling, hay còn được gọi là nội dung kể chuyện, là một trong những chiến lược mạnh mẽ nhất để kết nối với khách hàng trên Fanpage. Thay vì chỉ đơn thuần chia sẻ thông tin hay sản phẩm, Storytelling mang đến một cách tiếp cận tận cùng, tạo ra một câu chuyện sâu sắc, đầy cảm xúc để gần gũi với người đọc.

Khi sử dụng Content Storytelling, quan trọng nhất là tạo ra một “nhân vật chính” hoặc một “cái hồn” cho Fanpage của bạn. Điều này có thể là câu chuyện về hành trình phấn đấu, thành công, thất bại, hoặc thậm chí là những sự kiện hằng ngày mang tính nhân văn. Quan trọng là làm cho người xem cảm thấy họ đang tham gia vào chính câu chuyện đó, thay vì chỉ là người theo dõi.

Hãy tận dụng hình ảnh và ngôn từ để mô tả cảm xúc, tình huống, và những khía cạnh con người. Mục tiêu là khi người xem đọc câu chuyện, họ có thể cảm nhận được, đồng cảm với nhân vật, và thậm chí, họ có thể nhớ mãi những thông điệp bạn muốn truyền đạt.

1.2 Các dạng Storytelling phổ biến

  • Brand Storytelling: Đa số các doanh nghiệp khi vừa thành lập đều nên xây dựng câu chuyện thương hiệu cho riêng mình. Câu chuyện ấy có thể là lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu, nguồn ý tưởng để thương hiệu ra đời, tiểu sử đầy chông gai của nhà sáng lập, quá trình kỳ công để cho ra mắt sản phẩm,…. Loại storytelling này giúp xây dựng uy tín và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên cũng như thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tóm lại, brand storytelling phải làm cho khách hàng đồng cảm và hiểu được giá trị to lớn mà thương hiệu đem lại.
  • Data storytelling: Data Storytelling là một phương pháp kể chuyện sử dụng dữ liệu để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, tạo ra câu chuyện có ý nghĩa. Việc này giúp làm rõ thông điệp, hấp dẫn người xem, và làm cho dữ liệu trở nên trực quan và dễ hiểu hơn. Điều này không chỉ giúp người xem nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng mà còn tạo ra ấn tượng lâu dài.
  • Visual storytelling: Đây là phương pháp kể chuyện và chuyển hóa thông tin bằng hình ảnh hoặc video minh họa đầy màu sắc, sinh động. Nhờ có những kỹ thuật đồ họa, edit video hiện đại mà những hình ảnh và video ngày càng nghệ thuật, đặc sắc hơn, dễ thu hút người xem. Câu chuyện của doanh nghiệp nhờ đó cũng dễ dàng tiếp cận và nhận được sự chú ý, lắng nghe từ khán giả.

Một năm nhìn lại là ví dụ cho dạng Brand Storytelling

1.3 Kỹ thuật giúp Storytelling thật lôi cuốn:

  • Sử dụng ngôn từ sinh động và mô tả chi tiết để tạo hình ảnh trong tâm trí người đọc.
  • Giữ sự liên tục trong câu chuyện để duy trì sự hứng thú.
  • Sử dụng các yếu tố gây hứng thú như bất ngờ, kịch tính, hoặc hài hước.
  • Tạo sự liên kết với cảm xúc của người đọc, làm cho họ cảm nhận câu chuyện, không chỉ là người đọc.
  • Sử dụng câu hỏi và thách thức để thúc đẩy tò mò và sự tham gia từ độc giả.
  • Đảm bảo rằng câu chuyện của bạn mang lại giá trị hoặc học được một bài học.
  • Kết thúc câu chuyện một cách mạnh mẽ và ấn tượng để ghi nhớ trong tâm trí người đọc.

2. Video content

2.1 Khái niệm

Video Content đơn giản là nội dung được truyền đạt thông qua định dạng video

Video Content đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến và mạnh mẽ trên nền tảng trực tuyến, nhờ vào sự phổ cập của internet và các nền tảng chia sẻ video như YouTube, Tik Tok, và các mạng xã hội.

2.2 Các loại Video Content phổ biến

Video Content có rất nhiều loại khác nhau, phù hợp với các mục tiêu và đối tượng khác nhau như: Vlog, video giới thiệu, phim doanh nghiệp, hoạt hình, đóng kịch, video cảm nhận khách hàng (Testimonials), video review sản phẩm,…

2.3 Lợi ích mà Video Content mang lại cho doanh nghiệp

  • Gia tăng khách hàng mới: Các thế hệ hiện nay không bị ảnh hưởng bởi các kênh truyền thống như tivi hay bảng quảng cáo. Thay vào đó, họ có xu hướng tiêu thụ các thông tin xuất hiện trên mạng xã hội. Do đó, video content có sức ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu hút đối tượng khách hàng này.
  • Truyền tải thông điệp bằng câu chuyện của nhãn hàng: Việc truyền tải thông điệp bằng câu chuyện luôn có sức hút nhất định và dễ chạm đến cảm xúc của khách hàng hơn. Việc kết hợp thông điệp cùng nội dung mang tính giải trí và thông tin trong một video sẽ hấp dẫn được người xem hơn.
  • Xây dựng lòng tin cho khách hàng: Những câu chuyện, cá tính được thể hiện trong nội dung video được mô tả một cách chân thực sẽ giúp khách hàng cảm nhận được những lợi ích mà họ nhận được từ sản phẩm, dịch vụ để có thể tin tưởng hơn vào thương hiệu mà họ lựa chọn.
  • Cải thiện doanh nghiệp: Khi video content của bạn nhận được sự hưởng ứng của khách hàng, bạn sẽ thu thập được dữ liệu về người xem để tiến hành việc cải tiến dễ dàng hơn và thành công hơn.

Một vài con số biết nói về video ngắn:

  • 72% người tiêu dùng có xu hướng thích xem video để tìm hiểu về một sản phẩm/dịch vụ mới
  • 80% tỷ lệ chuyển đổi được tăng lên khi Landing page có video review
  • 48% hiệu suất người xem video so với bài đăng thông thường
  • Nền tảng mạnh video ngắn như TikTok đang phát triển thần tốc: TikTok đã có hơn 3 tỷ lượt tải xuống và hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng 
  • Youtube Short có hơn 40 tỷ lượt xem trên toàn cầu mỗi ngày với hơn 2 tỷ người dùng mỗi tháng

Video ngắn có thể áp dụng làm gì?

  • Facebook: Kéo traffic làm Affliate Shopee, xây dựng thương hiệu để bán hàng, tăng chuyển đổi từ video ngắn khi chạy quảng cáo,…
  • TikTok: TikTok shop, Affliate, Tiktok ads, làm idols nhận booking
  • Youtube Shorts: Kiếm tiền bằng quỹ short video, quảng cáo youtube shorts,…

Video ngắn đang lên ngôi và dự đoán 2024 còn mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, không có thời điểm nào thích hợp triển khai video ngắn hơn lúc này.

3. Infographic

3.1 Khái niệm

Information (thông tin) + Graphic (đồ họa) = “Infographic” (Đồ họa thông tin)

Infographic, là từ ghép của Information Graphic, là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.

Các thiết kế này biến những thông tin phức tạp thành những ký hiệu, bản đồ, biểu tượng. Với hình thức này, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học hoặc những người làm công việc thống kê có thể truyền tải tốt các khái niệm, ý tưởng đầy đủ và hiệu quả.

3.2 Vai trò của Infographic trong Marketing

  • Thu hút sự chú ý: Infographic thường được thiết kế với màu sắc và hình ảnh độc đáo, giúp nó nổi bật trong dòng tin đồn và thu hút sự chú ý của độc giả.
  • Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng: Với sự kết hợp của hình ảnh và văn bản ngắn gọn, infographic giúp truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn so với văn bản truyền thống.
  • Tăng tính tương tác: Hình ảnh và đồ họa thúc đẩy sự tương tác hơn so với văn bản. Người xem có thể nhanh chóng quét qua infographic để lấy thông tin chính, điều này giúp tăng khả năng tương tác.
  • Tăng khả năng ghi nhớ: Do tính trực quan cao, infographic giúp làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Hình ảnh và biểu đồ có thể giúp người xem dễ dàng nhớ lại nội dung.
  • Xây dựng thương hiệu: Việc thiết kế infographic chuyên nghiệp và sáng tạo có thể giúp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu.

Tóm lại, vai trò của infographic không chỉ giới hạn trong việc truyền đạt thông tin mà còn mở rộng đến việc tạo ấn tượng mạnh mẽ và tương tác tích cực trong chiến lược marketing.

3.3 Cách để thiết kế một Infographic thu hút

Ví dụ điển hình về một Infographic đơn giản, trình bày thông tin và hình ảnh

Xác định mục tiêu và nội dung:

  • Đặt ra câu hỏi: Mục tiêu của infographic là gì? Muốn truyền đạt thông điệp gì?
  • Xác định nội dung chính: Chọn thông tin quan trọng và phù hợp với mục tiêu.

Chọn cấu trúc và bố cục:

  • Xác định cách sắp xếp các element và thông tin (ví dụ: dọc, ngang, cây cấu trúc, etc.).
  • Đảm bảo thông tin được sắp xếp một cách hợp lý, dễ theo dõi từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới.

Chọn màu sắc và phông chữ:

  • Sử dụng màu sắc liên quan đến chủ đề và thương hiệu của bạn.
  • Chọn phông dễ đọc, rõ ràng và phù hợp với thông điệp.

Sử dụng hình ảnh và biểu đồ thông minh:

  • Sử dụng hình ảnh, biểu đồ và biểu đồ để làm cho thông tin trở nên trực quan.
  • Đảm bảo rằng hình ảnh được sử dụng là chất lượng và liên quan đến nội dung.

Tối giản hóa và kiểm tra:

  • Hạn chế lượng văn bản và tối giản hóa thông tin để tránh làm cho infographic quá tải.
  • Nếu cần, thêm các yếu tố tương tác như biểu đồ động hoặc liên kết để tăng sự tương tác.

4. Minigame

4.1 Khái niệm

Minigame của Thiết bị điện nước Cao Trường có những phần quà hấp dẫn

Minigame content là một dạng nội dung tương tác và giải trí ngắn gọn, thường được tích hợp vào các chiến lược Digital Marketing, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội và trang web. Đây là cách để thương hiệu tương tác với khách hàng một cách độc đáo và tạo ra trải nghiệm giải trí.

Các minigame thường có các tính năng như câu hỏi trắc nghiệm, câu đố, hoặc thử thách ngắn. Mục tiêu là giữ chân người chơi trong thời gian ngắn, thường là vài phút, và tạo ra sự tương tác tích cực. 

4.2 Các lợi ích của Minigame content

  • Tăng tương tác:.Một trong những lợi ích hàng đầu và dễ nhìn thấy nhất khi thực hiện.minigame cho fanpage là lượng tương tác “khủng” mà bạn nhận được. Các minigame thường yêu cầu người chơi like, share, comment hoặc follow trang để tham gia trò chơi và cách làm này giúp lượt tương tác của bạn gia tăng một cách tự nhiên, hiệu quả và chất lượng.
  • Quảng bá thương hiệu: Sự tham gia của người chơi (tag bạn bè, chia sẻ bài viết,…) giúp tạo nên hiệu ứng lan truyền, từ đó giúp thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn. 
  • Thúc đẩy bán hàng: Một trong những lợi ích quan trọng mà minigame mang lại là khả năng thúc đẩy bán hàng. Minigame thường được các thương hiệu sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới, xử lý nhanh hàng tồn kho hoặc làm quà tặng để đẩy bán sản phẩm khác.
  • Tri ân khách hàng: Minigame là cơ hội để.thương hiệu tương tác và kết nối lại với khách hàng cũ. Thông qua đó, bạn có thể thu hút thêm được khách hàng mới là bạn bè của họ.
  • Tạo sự mới mẻ cho content fanpage: Một minigame sẽ làm cho nội dung của fanpage đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, đồng thời cũng giúp cho người dùng cảm thấy vui vẻ và hứng thú hơn.

4.3 Các ý tưởng minigame hấp dẫn

Một minigame hoàn chỉnh sẽ gồm những nội dung như sau:

  • Tiêu đề game, tên game dễ gọi và dễ nhớ.
  • Hướng dẫn cách chơi.
  • Giới thiệu phần thưởng và thời gian diễn ra trò chơi.
  • Những quy định và lưu ý của trò chơi.

Dưới đây là một số ý tưởng minigame cho Fanpage hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Vòng quay may mắn
  • Tìm điểm khác biệt
  • Nhìn hình đoán chữ.
  • Giải mã câu đố.
  • Giải mã mê cung.
  • Bốc thăm trúng thưởng.
  • Dự đoán kết quả các trận đấu thể thao: bóng đá,…
  • Ghép hình.
  • Chia sẻ trải nghiệm.
  • Điền từ còn thiếu vào ô trống.

5. Meme

5.1 Khái niệm

Meme là một hình ảnh, video kèm theo tiêu đề hoặc.là những âm thanh mang tính giải trí một cách hài hước,.được truyền bá một cách rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

5.2 Một số lợi ích của Meme

Content Meme Alibaba mang lại tiếng cười cho người xem

  • Meme thường được chia sẻ nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội,.giúp tăng cường tương tác và tiếp cận với đại chúng một cách nhanh chóng. Những hình ảnh hài hước thường dễ gây sốt và.trở thành hiện tượng trực tuyến.
  • Meme thường có tính chất dễ nhớ và dễ nhận biết. Việc sử dụng meme có thể giúp thương hiệu hoặc tổ chức tạo ra.một ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng.
  • Meme thường mang tính chất hài hước và thân thiện,.giúp thương hiệu tạo ra một hình ảnh gần gũi và.thân thiện với khách hàng.
  • Hầu như meme được làm dưới dạng hình ảnh, video, text nên.chúng ta có thể dễ dàng tạo ra chúng bằng các ứng duyệt edit miễn phí. Hơn nữa, Meme marketing thường là kế hoạch ngắn hạn nên doanh nghiệp.không cần cố định chi phí cho loại hình này.

Bạn có thể tham khảo bài viết Meme và Thương Hiệu: Khi Sự Hài Hước Trở Thành Vũ Khí Marketing để hiểu rõ hơn về meme trong Marketing

Kết luận

Ngoài 5 dạng trên thì content marketing còn tồn tại ở vô vàn các dạng thức khác nhau. Thế mới thấy được mức độ đa dạng của content.cũng đồng nghĩa với việc tạo được một content thực sự thu hút,khó hơn nhiều so với tưởng tượng. Điều quan trọng là.sự linh hoạt và sáng tạo trong việc kết hợp.những hình thức này, tạo ra những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho độc giả. Fanpage không chỉ là nơi chia sẻ thông tin mà còn là.nơi tương tác và kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hãy hiểu rõ và tận dụng những dạng content này. Bạn sẽ nhận được những kết quả xứng đáng!

 

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !