Trong thời đại công nghệ phát triển, Growth Marketing là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong kinh doanh, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là một khái niệm khá là quen thuộc đối với những người làm trong ngành Marketing. Vậy cụ thể Growth Marketing là gì? Cách thức để tạo nên một chiến lược Growth Marketing ra sao? Hãy cùng Alibaba Media tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm Growth Marketing  

1.1 Growth Marketing là gì?

Growth Marketing là một chiến lược Marketing tăng trưởng thương hiệu tổng thể và tập trung vào mục tiêu tăng trưởng bền vững trong dài hạn. 

Growth Marketing là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số và là một công cụ mạnh mẽ để đảm bảo sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Đâu là một phương pháp tập trung vào việc thử nghiệm dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng. Growth Marketing không chỉ giúp thu hút, tạo được tương tác và giữ chân khách hàng, mà còn mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Thuật ngữ Growth Marketing được ra đời từ năm 2010, bởi doanh nhân Sean Ellis, người đã tìm kiếm nhân viên phụ trách marketing hướng đến phát triển người dùng. Từ đó đến nay, nhờ những hiệu quả tăng trưởng vượt bậc mà chiến lược này đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng người làm kinh doanh.

1.2 Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking Marketing

Rất nhiều người đã bị sự giống nhau của hai khái niệm này gây nên nhầm lẫn Growth Marketing là Growth Hacking. Nhưng xin thưa là không, Growth Marketing và Growth Hacking là hai khái niệm liên quan và thường được sử dụng chung trong lĩnh vực tiếp thị, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Dưới đây là điểm giống và khác biệt chính giữa chúng:

1.2.1 Giống nhau

Cả hai đều tập trung vào mục tiêu chung là sự phát triển của doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ bằng những thử nghiệm

Sử dụng dữ liệu: Cả growth marketing và growth hacking đều dựa vào việc sử dụng dữ liệu để đánh giá và tối ưu hóa các thử nghiệm. Sự phân tích dữ liệu giúp họ xác định chiến lược hiệu quả và điều chỉnh nhanh chóng khi cần thiết.

Tính sáng tạo: Cả hai tiếp thị này đều đòi hỏi tính sáng tạo trong việc đưa ra các chiến dịch tiếp thị mới và thử nghiệm những ý tưởng đột phát để phát triển kinh doanh

Kết hợp kỹ thuật số: Cả growth marketing và growth hacking thường sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số, chẳng hạn như trang web, mạng xã hội và email marketing, để tiếp cận và tương tác với khách hàng hoặc người dùng.

Đánh giá và đo lường: Cả hai tiếp thị này đều dựa vào việc đánh giá và đo lường hiệu suất của các chiến dịch để đảm bảo rằng họ đang thực hiện những biện pháp có hiệu suất cao và đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng.

1.2.2 Khác nhau


Tóm tắt một số điểm khác nhau giữa Growth Hacking và Growth Marketing

  • Phạm vi mục tiêu

Growth Marketing tập trung tăng trưởng ổn định trong dài hạn, còn Growth Hacking tập trung tăng trưởng nhanh chóng. Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu tăng trưởng nhưng Growth Marketing và Growth Hacking lại nhắm đến hai hướng hoàn toàn khác nhau, vì vậy mà cách tiếp cận cũng là khác nhau

  • Phương pháp

Growth Marketing tập trung vào xây dựng thương hiệu và lòng tin, trong khi đó Growth Hacking sẽ không thiên về thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu không có mối liên hệ trực tiếp với tăng trưởng khách hàng/doanh thu, khó có thể đo lường rõ ràng và tốn nhiều thời gian.

Điều đó không phù hợp với mục tiêu của Growth Hacking. Một người Growth Hacker cần biết chính xác khách hàng tiềm năng đến từ đâu, là thứ gì tác động trực tiếp, khiến cho khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ. 

Vì vậy trong chiến lược Growth Marketing thường sẽ xây dựng trải nghiệm nhất quán và tích cực cho người dùng.

  • Tệp khách hàng

Growth Hacking muốn giúp doanh nghiệp thu hút càng nhiều khách hàng với ít nguồn lực bỏ ra nhất càng tốt. Nhưng Growth Marketing tập trung vào tệp khách hàng phù hợp nhất, thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân họ trong thời gian dài hạn.

Tóm lại, Growth Hacking là một phần con của Growth Marketing, nó tập trung vào các chiến dịch ngắn hạn và thủ thuật kỹ thuật để nhanh chóng tăng cường tăng trưởng, trong khi Growth Marketing đề cao chiến lược và sự bền vững trong tăng trưởng doanh nghiệp. Cả hai đều quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp, nhưng chúng có mục tiêu và phạm vi khác nhau.

2. Chiến lược Growth Marketing cốt lõi bao gồm những thành phần nào?

2.1 A/B Testing

A/B trong cùng một điều kiện và đánh giá xem phiên bản nào đạt hiệu quả hơn

 

A/B Testing, còn gọi là thử nghiệm đa biến, là một thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing. Đây là một phương pháp so sánh hiệu suất giữa các biến thể khác nhau để xác định biến thể nào hoạt động tốt hơn.

Điều này có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh, chẳng hạn như email marketing, trang web, hoặc ứng dụng di động. Sau đó phân tích thống kê sẽ được tiến hành để kết luận biến thể nào hoạt động tốt hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng tốt hơn. Marketer sẽ tập trung tối ưu biến thể có kết quả tốt hơn để tăng hiệu quả cho chiến dịch tăng trưởng của họ. 

2.2 Tiếp thị đa kênh (Cross-channel marketing)

Tiếp thị đa kênh là tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau

Cross-Channel Marketing – Tiếp thị đa kênh, là việc tổng hợp nhiều kênh tiếp thị khác nhau để tiếp cận tới khách hàng dựa trên những sở thích của họ. Bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều kênh khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau, các Marketer có thể tạo ra hồ sơ khách hàng chi tiết. Điều này giúp tăng sự trung thành của khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp.

2.3 Vòng đời khách hàng (Customer Lifecycle)

Customer Lifecycle đề cập đến quá trình mà một khách hàng trải qua trong mối quan hệ với một doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm các giai đoạn từ việc tìm hiểu, tiếp cận, chuyển đổi thành khách hàng, và tương tác liên tục với họ. Các giai đoạn quan trọng trong vòng đời khách hàng bao gồm:

Activate (Kích hoạt): Khách hàng mới tham gia mua sản phẩm/dịch vụ.

Nurture (Nuôi dưỡng): Quá trình tương tác liên tục để duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng & doanh nghiệp.

Reactivate (Trung thành): Cố gắng giữ chân khách hàng trung thành với doanh nghiệp và giới thiệu bạn bè

Chiến lược Growth Marketing kết hợp các thành phần này để tối ưu hóa hiệu suất tiếp thị và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo và thử nghiệm liên tục để tìm ra các cách tiếp thị hiệu quả nhất và tối ưu hóa quá trình tương tác với khách hàng.

3. 4 bước thực hiện chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Để triển khai chiến lược Growth Marketing sao cho hiệu quả cao nhất, cần xây dựng các bước một cách khoa học và có hệ thống. Có vô số cách để triển khai chiến lược này, nhưng hầu hết đều dựa vào một khuôn mẫu cốt lõi. Bao gồm: 

3.1 Xác định và tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định và tìm hiểu khách hàng tiềm năng là bước đầu của chiến lược Growth Marketing

Nếu không xác định được khách hàng mục tiêu, Marketers sẽ dễ dàng bị mông lung, không có hướng đi cụ thể. Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch marketing của bạn được triển khai trọng tâm, đúng đối tượng, hạn chế việc lãng phí ngân sách và thời gian. Đó là lý do vì sao tại sao bước đầu tiên này bạn nên quyết định đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn muốn thu hút. Xác định mục tiêu và ý nghĩa tăng trưởng đối với doanh nghiệp của bạn.

Sau khi đã xác định được, bạn cần nghiên cứu kỹ về nhân khẩu học, hành vi và sở thích của nhóm khách hàng này. Bằng cách đó, bạn có thể tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng. Hãy tạo một cuộc khảo sát, tìm cách liên lạc, giao tiếp sao cho thật thân thiện. Hoặc cho họ một lợi ích trước mắt nào đó để đổi lấy thông tin. Ví dụ như chương trình khuyến mãi, quà tặng, minigame…

3.2 Chọn nền tảng phù hợp

Để tiếp cận khách hàng trực tuyến, bạn cần căn cứ vào tính chất lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hành vi khách hàng để chọn nền tảng phù hợp. Có thể chọn một hoặc kết hợp sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội, trang web, email marketing, quảng cáo trực tuyến, video marketing, và các kênh trực tiếp như hội nghị, sự kiện thực tế, và giao tiếp trực tiếp với khách hàng.

Bằng cách kết hợp nhiều kênh, bạn có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau. Để đạt được hiệu suất tối ưu, đòi hỏi tính toàn diện và sự linh hoạt trong việc lựa chọn và tích hợp các nền tảng khác nhau..

3.3 Tạo nội dung

Bước tạo nội dung trong việc xây dựng chiến lược Growth Marketing là một phần quan trọng, vì nội dung chất lượng và hấp dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo dựng niềm tin. Tạo nội dung trong chiến lược Growth Marketing đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát sao. Bạn nên thử nghiệm các loại nội dung khác nhau để đánh giá hiệu quả và chọn ra nội dung phù hợp nhất.

Dựa vào dữ liệu hiệu suất, hãy tối ưu hóa và cải thiện nội dung liên tục. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh tiêu đề, cập nhật thông tin, thay đổi hình ảnh, hoặc thậm chí tạo nội dung mới dựa trên phản hồi từ khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo sự thống nhất về thương hiệu như: màu sắc, hình ảnh, và thông điệp.

3.4 Kiểm tra kết quả, đo lường, cải thiện

Bước “Kiểm tra kết quả, đo lường, cải thiện” trong chiến lược Growth Marketing là quá trình quan trọng để đảm bảo rằng chiến dịch của bạn đang diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. 

Kiểm tra, đo lường chiến dịch đang diễn ra như thế nào

Quy trình này bao gồm việc sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu suất của các hoạt động Marketing, xem xét kết quả và cải thiện liên tục dựa trên dữ liệu thu thập được. Bằng cách theo dõi các chỉ số quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tương tác, và lượng tiếp cận, bạn có thể đánh giá hiệu suất của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược tăng trưởng của mình để đạt được mục tiêu. 

Quá trình này không chỉ giúp bạn làm cho chiến dịch hiệu quả hơn. Mà còn giúp bạn duy trì sự tăng trưởng và nâng cao hiệu suất Growth Marketing của bạn trong thời gian.

4. Một số ví dụ minh họa về Growth Marketing

4.1 Spotify 

Gói Premium của Spotify cho người dùng trải nghiệm miễn phí trong 1 tháng

Spotify đã tận dụng hoạt động Growth Marketing để phá vỡ hoàn toàn mọi giới hạn của ngành công nghiệp âm nhạc. Với 433 triệu người dùng hàng tháng, Spotify thành công trở thành nền tảng phát nhạc trực tuyến lớn nhất trên thế giới chỉ sau 20 năm hoạt động.

Có thể nói, chiến thuật thành công nhất của Spotify chính là chiến lược giá Freemium của Spotify. Freemium cung cấp dịch vụ miễn phí, nhưng lại hạn chế trong tính năng và kèm theo quảng cáo giữa các bài hát. Chiến lược này được đánh giá là một lợi thế cạnh tranh giúp thương hiệu này khác biệt với các đối thủ khác trên thị trường.

Spotify đã không ngừng thử nghiệm, thay đổi để cải thiện trải nghiệm người dùng. 

  • Tạo ra các danh sách phát được cá nhân hóa 
  • Đề xuất các bản nhạc phù hợp với thị hiếu người nghe dựa trên lịch sử nghe nhạc trước đó của họ, 
  • Chế độ nghe cho cả gia đình, hiệu ứng chuyển tiếp nhạc,…

4.2 Vinamilk

Bao bì Vinamilk mang màu sắc mới mang năng lượng tươi trẻ

Ngày 6/7/2023, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới. Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu nhằm mục đích mang đến nguồn năng lượng mới, trẻ trung, để người tiêu dùng sẽ ngày càng tin tưởng Vinamilk, ngày càng phù hợp hơn với thế hệ người dùng mới. 

Nhóm đối tượng người dùng trẻ Gen X, Z, Alpha thường có xu hướng ủng hộ các nét đẹp văn hoá truyền thông được làm mới phong cách trẻ trung, mang hơi thở thời đại. Do đó, việc Vinamilk thổi hồn vào các giá trị cũ với một phong cách thiết kế trẻ trung, bắt mắt là một bước đi thông minh để thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng này.

Điều này sẽ giúp Vinamilk tăng cường sự tương tác và tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với khách hàng của mình.

Thêm nữa, sau khi ra mắt bộ nhận diện mới, Vinamilk đã tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội. Đó là tạo ra một trang web đặc biệt để người dùng có thể tạo “logo” của riêng họ theo phong cách logo mới của Vinamilk. Cơn sốt người được đông đảo người dùng thế hệ trẻ đặc biệt yêu thích. 

Giao diện website tạo logo theo tên riêng của Vinamilk

 

4.3 Shopee

App Shopee được đánh giá là app shopping online thân thiện với người dùng

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và dần thay thế thị trường mua sắm truyền thống. Trong số các công ty thành công trên thị trường này, Shopee chính là cái tên nổi tiếng với nhiều chiến lược Marketing sáng tạo và ấn tượng.

Shopee Affliate là hình thức tiếp thị liên kết với nhiệm vụ quảng bá sản phẩm, nhận hoa hồng mà không phải chịu các rủi ro trong quá trình kinh doanh, vận chuyển… bởi bạn không hề sở hữu dịch vụ, sản phẩm thực chất. Đây là chương trình mà Shopee đã thử nghiệm và đưa ra nhằm giữ chân người dùng (cụ thể là người bán) bởi những lợi ích nhất định.

Ngoài ra Shopee đã thành công khiến người dùng bị dễ nghiện shopping online, rơi vào vòng luẩn quẩn với giao diện app của mình. Giúp mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và tiện lợi. Đi cùng với việc thanh toán và vận chuyển nhanh chóng.

4.4 The Coffee House

Việc xây dựng app đặt hàng khiến cho The Coffee House tăng cao doanh thu

The Coffee House là minh chứng rõ rệt cho việc sử dụng Growth Marketing sẽ tạo một bước đột phá lớn cho sự phát triển. Vào năm 2016, The Coffee House đã quyết định tung ra Ứng dụng mobile riêng của mình. Đây là một quyết định mang tính “đi trước thời đại” khi xét đến hành vi khách hàng của thị trường Việt Nam thời điểm đó vẫn ít người mua, đặt hàng thông qua ứng dụng, đặc biệt là ngành F&B.

Khi làm app, The Coffee House mong muốn giúp khách hàng đặt hàng thuận tiện hơn. Vẽ ra được chân dung khách hàng, lịch sử giao dịch online lẫn offline cũng như tối ưu hóa quy trình giao hàng của mình. Từ đó, nhãn hàng có thể tăng doanh số mà không cần mở thêm cửa hàng.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã đưa ra cho bạn đọc các thông tin đầy đủ và chi tiết về Growth Marketing. Alibaba hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích và góp phần giúp các Marketer áp dụng được vào công việc phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

 

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !