Trong ngành Marketing, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua 2 thuật ngữ Content Pillar và Content Angle. Chúng đều quan trọng trong lĩnh vực Content Marketing, đóng vai trò quyết định trong quá trình xây dựng và tổ chức nội dung để đạt được mục tiêu Marketing. Mặc dù cả hai liên quan chặt chẽ đến nội dung, nhưng khi so sánh Content Pillar và Content Angle có sự khác biệt nhất định. Trong bài viết này, hãy cũng Alibaba Media tìm hiểu và so sánh hai khái niệm này để hiểu rõ hơn về cách chúng được sử dụng như thế nào trong chiến lược Content Marketing của doanh nghiệp.

1. Content Pillar là gì?

1.1 Khái niệm

Content pillar là trang nội dung cốt lõi hay trang chủ đề tổng quát nhằm tạo ra chiến lược nội dung cụ thể. Nó bao gồm tất cả nội dung của website hay Social Media mà bạn sẽ triển khai. Ngoài ra, Content Pillar còn là nhóm chủ đề chính được phát triển từ các big idea.

Content Pillar giúp định hình và tạo ra sự nhất quán trong thông điệp của bạn, nhưng cũng cho phép bạn phát triển và mở rộng nội dung một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đây là cốt lõi của chiến lược nội dung mạnh mẽ và dễ hiểu cho cả người làm nội dung và khán giả.

Giả sử bạn làm marketing cho một công ty du lịch. Content Pillar của bạn có thể là “Du Lịch Ẩm Thực Châu Á.” Đây là một chủ đề lớn, và từ đó, bạn có thể phát triển nhiều nội dung chi tiết hơn như “Những Món Ăn Đặc Sắc ở các Quốc Gia Châu Á,” “Trải Nghiệm Lễ Hội Ẩm Thực,” hay “Các địa điểm du lịch nổi tiếng Châu Á.” Mỗi bài viết nhỏ đều kết nối với Content Pillar chính để tạo ra một mạng lưới thông tin hỗ trợ và làm nổi bật chủ đề chính. Điều này giúp tạo ra một chiến lược nội dung mạnh mẽ và thu hút độc giả.

1.2 Sự quan trọng của Content Pillar 

Content Pillar đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược nội dung của doanh nghiệp. Chúng giúp:

  • Dễ dàng lập và quản lý kế hoạch nội dung. Nó tạo ra một cấu trúc rõ ràng và có thứ bậc cho nội dung, giúp đội ngũ nội dung dễ dàng theo dõi và duy trì chiến lược nội dung hiệu quả.
  • Tạo nên sự nhất quán và liên kết giữa các nội dung khác nhau trên website hoặc các kênh truyền thông của doanh nghiệp.
  • Sự tương tác giữa các nội dung này không chỉ cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn mà còn tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Xây dựng uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp

Ví dụ: Một công ty sản xuất Nấm có thể tập trung vào những chủ đề như các loại Nấm, quy trình sản xuất, những món ăn từ Nấm, và các câu chuyện thương hiệu. Điều này giúp xây dựng một plan content có tổ chức và hấp dẫn.

Bài viết về thương hiệu Nấm sạch Phú Cường Đạt

1.3 Thuật ngữ liên quan đến Content Pillar

Có ba thuật ngữ liên quan đến Content Pillar là Topic Cluster, Pillar Page và Subtopic

  • Topic Cluster: Là một cụm chủ đề lớn tạo thành từ Content Pillars, gồm Pillar Page và các Subtopic liên quan
  • Pillar Page: Là trang chủ đề chính, đề cập đến nội dung tổng quát của một chủ đề mà bạn đang muốn thảo luận. Pillar Page thường là trang được tối ưu hóa để thu hút lượng truy cập và xây dựng uy tín cho chủ đề đó.
  • Subtopic: Là những bài viết con nằm trong Pillar Page, là những bài giúp bổ nghĩa cho chủ đề chính, mang lại cho người đọc kiến thức và sự am hiểu về chủ đề chính của Pillar Page. Các bài viết Subtopic sẽ được liên kết với nhau và đồng thời cũng liên kết với Pillar Page.

Ví dụ:

Bạn muốn xây dựng Topic Cluster là cụm chủ đề về “Xuất khẩu lao động tại Singapore” thì khi đó Pillar Page và Subtopic của bạn sẽ là:

  • Pillar Page: trang bao gồm lý do, mẹo, tips cho việc xuất ngoại Singapore để làm việc,…
  • Subtopic/Content Cluster: 5 LÝ DO bạn nên chọn đi XKLĐ Singapore, Các quy định làm việc tại Singapore mới nhất,…

Bài viết điều kiện làm việc tại Singapore mới nhất 2023

1.4 6 bước tạo ra Content Pillar

Bước 1: Tìm chủ đề chính

  • Nghiên cứu thị trường và đối tượng của bạn để xác định chủ đề phù hợp.
  • Chọn một chủ đề có sức hút cao và liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn.

Bước 2: Tạo Topic Cluster và Subtopic

  • Xác định các khía cạnh khác nhau của chủ đề chính để tạo ra Topic Cluster.
  • Tạo Subtopic cho mỗi khía cạnh, đảm bảo chúng liên quan mật thiết với Pillar Page.

Bước 3: Xây dựng Pillar Page

  • Tạo một trang chủ đề chính (Pillar Page) với nội dung tổng quát và đầy đủ.
  • Tối ưu hóa trang để thu hút nhiều lượng truy cập và tạo sự tương tác.

Bước 4: Viết Content Pillar

  • Viết nội dung chi tiết cho mỗi Subtopic, kết nối chúng với Pillar Page.
  • Sử dụng ngôn ngữ và phong cách nhất định để duy trì sự nhất quán.

Bước 5: Quảng bá Content Pillar

  • Chia sẻ trên các nền tảng xã hội và trong các cộng đồng trực tuyến.
  • Sử dụng email marketing để thông báo về Pillar Page và nội dung liên quan.

Bước 6: Thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa Content 

  • Kiểm tra và đánh giá hiệu suất của Content Pillar thường xuyên.
  • Cập nhật thông tin để duy trì tính mới mẻ và phản ánh những thay đổi trong ngành.
  • Giữ cho nội dung cập nhật, nhưng đảm bảo rằng chúng vẫn liên quan chặt chẽ đến chủ đề chính ban đầu.

2. Content Angle là gì?

2.1 Khái niệm

Thuật ngữ “content angle” thường được sử dụng để mô tả góc nhìn hay cách tiếp cận đặc biệt mà một nội dung cụ thể được xây dựng và trình bày. Nó có thể biểu hiện qua cách bạn trình bày nội dung, lựa chọn vốn từ, hoặc thậm chí là cách bạn xây dựng câu chuyện. Mỗi Content Angle mang đến một cảm nhận hay góc nhìn khác nhau về chủ đề chính.

Content Angle thường được thể hiện thông qua những tình huống, ý tưởng và nhân vật khác nhau nhằm thể hiện sự độc đáo, hấp dẫn tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Một Content Angle hấp dẫn sẽ có thể thu hút được khán giả, tạo ra sự tò mò và trải nghiệm đáng nhớ cho người đọc, tăng tính chuyên nghiệp cho nội dung và giúp người xem có thể nhận ra nội dung đó được tạo ra bởi một đội ngũ sản xuất có chuyên môn cao.

Ví dụ:

Cùng một chủ đề là Sushi Nhật Bản. Chúng ta có thể nhìn nhận thông qua nhiều góc nhìn khác nhau như:

  • Góc nhìn của một chuyên gia: “Tìm hiểu văn hóa Nhật thông qua Sushi”, “Top 10 Sushi phổ biến nhất”
  • Góc nhìn của một bà mẹ nội trợ: “Cách làm Sushi đơn giản”, “Những nguyên liệu cần có để làm một đĩa Sushi hoàn chỉnh”
  • Góc nhìn tìm kiếm của một thực khách: “Buffet sushi Nhật giá bao nhiêu?”

2.2 Vị trí của Content Angle trong Plan Content

Content Angle là một phần quan trọng trong kế hoạch nội dung của bạn, giúp định hình cách bạn tiếp cận và trình bày thông tin. Nhiệm vụ quan trọng của Content angle là làm thế nào để nội dung của thương hiệu/doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hấp dẫn, nổi bật giữa một biển thông tin hỗn độn.

Một ví dụ cho vị trí của Content Angle

The Coffee House là một thương hiệu hướng đến đối tượng trẻ. Nên khi đặt mình vào nhóm đối tượng này, The Coffee House đã sử dụng giọng điệu, ngôn từ rất khác biệt, ngắn gọn, hài hước trẻ trung, phù hợp với GenZ. 

2.3 Sự quan trọng của Content Angle

  • Khám Phá Góc Nhìn Độc Đáo: Tìm hiểu về chủ đề từ một góc độ mới mẻ và độc đáo hoặc đưa ra những quan điểm ít được người khác biết đến. Điều này giúp tạo ra nội dung mới lạ và thu hút sự chú ý.

Bài viết dựa trên góc độ của một nhà Startup khi lựa chọn Marketing thuê ngoài

  • Giải Quyết Vấn Đề Cụ Thể: Đặt ra một vấn đề cụ thể mà độc giả đang gặp phải và cung cấp giải pháp chi tiết. Nội dung sẽ trở nên hấp dẫn khi nó giúp giải quyết một vấn đề thực tế và mang lại giá trị cho độc giả.

Bài viết giải quyết nỗi lo Đau răng khôn trên Fanpage Nha khoa Răng Xinh

  • Tạo Nội Dung Hấp Dẫn: Sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và hấp dẫn để kể một câu chuyện hay diễn đạt ý tưởng. Một cách diễn đạt tốt có thể làm tăng độ hấp dẫn của nội dung.

Một bài viết với chủ đề xoay quanh nhân viên được tái diễn qua phép nhân hóa của lời thoại của “hai vệ sĩ đặc biệt”

  • Tạo Ra Trải Nghiệm Tương Tác: Kích thích tương tác từ độc giả bằng cách sử dụng câu hỏi, cuộc thăm dò ý kiến, hay thậm chí là các yếu tố trò chơi. Sự tương tác tạo ra một liên kết mạnh mẽ và làm tăng tính hấp dẫn của nội dung.

Bài viết tương tác trên Fanpage Ốc Hiền Chi

3. Phân biệt Content Angle với Content Pillar

Content Pillar Content Angle

Khái niệm

Là trang nội dung tổng quát, bao quát về một chủ đề cụ thể. Là góc nhìn, cách tiếp cận một chủ đề nội dung dưới một khía cạnh cụ thể.

Mục đích

Định hình chủ đề chính, tạo sự nhất quán và liên kết giữa các nội dung trên website hoặc social media. Thu hút sự chú ý của người đọc và truyền tải thông điệp doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Đối tượng

Mọi đối tượng quan tâm đến chủ đề của content pillar. Đối tượng mục tiêu của bài viết.

Loại nội dung

Bài viết dài, có chiều sâu, cung cấp thông tin toàn diện và chi tiết về chủ đề đó. Bài viết, video, infographic, và nội dung chi tiết.

Cách Triển Khai

Xác định chủ đề chính và tạo liên kết với các nội dung liên quan. Xác định cách tiếp cận và nội dung cụ thể cho từng phần của chủ đề.

Vai trò

Xây dựng uy tín thương hiệu, cung cấp kiến thức toàn diện. Tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn và giữ chú ý của độc giả cho từng phần nội dung.

Mối quan hệ

Content Pillar là khung xương của chiến lược nội dung, trong khi Content Angle là cách thức thể hiện nội dung trên nền tảng Content Pillar. Content Angle được sử dụng để triển khai Content Pillar, giúp Content Pillar trở nên hấp dẫn và thu hút hơn.

 

Nói tóm lại, Content Pillar giống như một tòa nhà lớn, đại diện cho chủ đề chính bạn muốn nói về. Nó bao gồm các tầng và phòng, trong đó mỗi tầng hoặc phòng đại diện cho một khía cạnh cụ thể của chủ đề đó. Còn Content Angle là cách bạn bài trí và trang trí từng phòng trong tòa nhà đó, tạo ra những góc nhìn và không gian độc đáo để thu hút sự chú ý của người xem. Content Pillar là kế hoạch toàn diện. Trong khi Content Angle là cách bạn làm cho từng phần trong kế hoạch.đó trở nên đặc biệt và hấp dẫn.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể nắm.chắc khái niệm về Content Pillar và Content Angle là gì? Từ đó, có thể áp dụng triển khai một cách hiệu quả nhất.cho các nội dung trên Fanpage hay Website của bạn.

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !