Bạn đang muốn bài viết của bạn tạo được sự ấn tượng và thu hút khách hàng? Nếu để ý kỹ thì bạn sẽ nhận thấy, một content hấp dẫn đầy đủ thông tin đều viết theo những công thức nhất định. Sau đây, Alibaba sẽ bật mí các công thức viết content giúp bạn không cần phải vò đầu bứt tai, suy nghĩ khi đặt bút để cho ra những bài viết chất lượng.

1, 4 Công thức viết content hiệu quả

1.1 Công thức AIDA

AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động)

Attention: Thu hút sự chú ý của người đọc

  • Tiêu đề là yếu tố quyết định người đọc có tiếp tục đọc bài viết hay không. Bạn có sử dụng tiêu đề như một dạng câu hỏi hoặc giật tít cực mạnh. Hay viết để người đọc cảm giác rằng đây là bài viết dành cho mình.
  • Sử dụng hình ảnh hoặc video hấp dẫn để làm nổi bật nội dung.

Interest: Tạo ra sự quan tâm và tò mò

  • Sự thu hút chớp nhoáng ban đầu sẽ vụt tắt nếu chúng ta không gia tăng cảm xúc của khách hàng. Nếu tiêu đề hay nhưng thân bài viết không thu hút thì dễ làm cho người đọc bị tụt hứng.
  • “Interest” này chúng ta phải thể hiện được nó ở xuyên suốt bài viết. Kể một câu chuyện hay đưa ra thông tin hữu ích, sẽ là những gợi ý hay cho việc tạo ra sự quan tâm hay tò mò.

Desire: Khơi gợi niềm khao khát, mong muốn

  • Đề cập đến lợi ích và giá trị mà độc giả sẽ nhận được khi họ đưa ra hành động. Hoặc sử dụng chứng cứ, đánh giá hoặc nhận xét tích cực từ người khác để tạo niềm tin và khích lệ độc giả.
  • Bởi chỉ khi cảm thấy hài lòng với nội dung được cung cấp. Họ mới có thể cân nhắc đến những hành động khác xa hơn, như mua hàng chẳng hạn.

Action: Kêu gọi hành động

  • Khi người đọc đang đứng giữa ranh giới của sự lựa chọn. Chỉ cần có thêm một bước đà thôi thúc sẽ giúp họ theo bản năng quyết định mua sắm nhanh chóng hơn.

Ví dụ:

Attention là trang sức hợp mệnh (hướng đến đối tượng người đọc quan tâm về phong thủy)

Interest là thông tin hữu ích của món trang sức (nguồn năng lượng tự nhiên…)

Desire là lợi ích khi khách hàng sở hữu món trang sức (diện mạo thêm thu hút, chiêu cầu may mắn,…), sự khan hiếm ưu đãi (đến ngày 31/08)

Action là lời kêu gọi hành động rõ ràng (đừng bỏ lỡ!)

Một ví dụ khác cho công thức AIDA

  • AIDA là mô hình truyền thống phổ biến. Nhằm xác định các giai đoạn nhận thức mà cá nhân trải qua trên hành trình mua hàng. Từ đó, tập trung đánh vào lợi ích để kích thích khách hàng ra quyết định. 
  • Ứng dụng trong việc: viết quảng cáo, Landing Page, Website, làm Email Marketing.

1.2 Công thức PAS

PAS là viết tắt của Problem (Vấn đề), Agitate (Kích thích), Solution (Giải pháp)

Problem: Nêu bật được vấn đề hoặc nỗi đau

Trước hết bạn phải hiểu vấn đề của khách hàng, từ đó đánh mạnh tầm quan trọng của nó. Điều bạn cần phải đạt được là miêu tả rõ ràng, cụ thể và đơn giản vấn đề đó, khơi gợi nỗi đau của khách hàng. Với mục đích, người đọc phải gật gù đồng ý và tự nguyện kéo xuống đọc phần tiếp theo trong bài viết của bạn.

Agitate: Kích động và “xát muối vào vết thương”

Với bước đầu tiên chỉ giúp người đọc nhận ra được điều họ đang gặp phải. Nên đến Agitate, bạn cần phải kích thích hơn nữa. Và khiến người đọc cảm thấy khó chịu, bứt rứt, khi vấn đề chưa được giải quyết. Bạn có thể tăng thêm sự cấp bách trong vấn đề giải quyết vấn đề hoặc kích tính hóa nỗi đau bằng một câu chuyện.

Solution: Giải pháp nhằm “xoa dịu nỗi đau”

Trong cơn đau, người ta thèm khát một liều thuốc cắt cơn. Đây là bước bạn chứng minh cho họ thấy cánh cổng phía sau địa ngục là thiên đường. Đó là nơi mà sản phẩm của bạn sẽ hạ trần như một vị tiên để giúp họ biến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.

Ví dụ:

Problem ở trong bài viết này chính là việc nhà hàng, quán cafe, trà sữa đang Marketing sai hướng. 

Bài viết đã kích thích (Agitate) người đọc bằng cách đưa ra sự cấp bách của vấn đề. Lãng phí tiền và sức nhưng không cải thiện doanh thu.

Cuối cùng, bài viết kết thúc với giải pháp Marketing mà Alibaba đưa ra

 

  • Đây là 1 công thức kinh điển dùng nội dung để gãi đúng chỗ ngứa, xát muối vào nỗi đau của khách hàng. Sau đó, đưa ra giải pháp. 
  • Ứng dụng trong việc: Social Media, Content Ads và kịch bản bán hàng.

1.3 Công thức 4P

4P hay PPPP viết tắt của Picture (Hình ảnh), Promise (Lời cam kết), Prove (Chứng minh), Push (Thúc đẩy)

Picture: Một hoặc nhiều hình ảnh gây sự chú ý

  • Sử dụng hình ảnh thu hút sự chú ý: Sử dụng hình ảnh chất lượng, ấn tượng và liên quan để tạo sự tò mò và thu hút khách hàng.
  • Truyền đạt thông điệp qua hình ảnh: Hình ảnh phải hỗ trợ và truyền đạt thông điệp chính về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Promise: Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn

Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc đưa ra lời cam kết khiến người đọc đặt kỳ vọng vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có thể cam kết bằng cách:

  • Mô tả rõ ràng và chi tiết về lợi ích và giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.
  • Cam kết đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng để tạo sự tin tưởng và thuyết phục

Prove: Nêu dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lời cam kết đó

  • Đưa ra các chứng cứ, đánh giá hoặc đánh giá từ khách hàng hài lòng hoặc bên đáng tin cậy khác để chứng minh tính tin cậy và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Đưa ra các con số, dữ liệu hoặc thông tin cụ thể để chứng minh hiệu suất hoặc chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Push: Thúc đẩy (hay kêu gọi) hành động

Sau khi đã tạo được sự tin tưởng thì bây giờ việc còn lại chỉ là thêm một bước để thúc đẩy hành động của người đọc. Chẳng hạn như mua ngay, đăng ký ngay, liên hệ tư vấn…

Ví dụ: 

Hình ảnh (Picture) được thiết kế chỉn chu, gây sự chú ý của người đọc.

Bài viết này có sự cam kết (Promise) về việc con giỏi toàn diện 

Để chứng minh cho sự cam kết đó, bài viết còn đưa ra các thông tin về lộ trình rõ ràng và 3 cấp học Tiếng Anh của Trung tâm ILA

Kết bài là CTA cùng với lời kêu gọi tìm hiểu thêm về chương trình học.

  • 4P dùng ảnh để tạo sự chú ý cũng như khơi dậy sự nhu cầu của khách hàng tiềm năng và dùng lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại, các khuyến mãi, sự khan hiếm…biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. 
  • Ứng dụng trong: các chiến dịch khuyến mãi lớn, BIG SALE hay các bài quảng cáo,…

1.4 Công thức SSS

Công thức 3S là viết tắt của 3 từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ S: Star (Ngôi sao/ người nổi tiếng), Story (Câu chuyện), Solution (Giải pháp). 

Star (Ngôi sao): Nhân vật chính của câu chuyện

Đây chính là nhân vật chính, trọng tâm dẫn dắt câu chuyện của bạn. 

  • Nhân vật này có thể là người nổi tiếng, Influencer trong lĩnh vực liên quan tới sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp hay thậm chí là chính người tiêu dùng. 
  • Nhân vật chính cũng có thể là công ty của bạn, thậm chí là sản phẩm của bạn hay CEO tài năng để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Story (Câu chuyện): Xây dựng câu chuyện xoay quanh nhân vật chính

Bài viết PR sẽ giống như kể một câu chuyện, trải nghiệm của nhân vật chính mà chúng ta đã chọn ở trên. Câu chuyện đòi hỏi sự sáng tạo, logic, mang thông điệp tới cho người đọc.

  • Kể câu chuyện: Trình bày một câu chuyện có liên quan hoặc một ví dụ thực tế để minh họa vấn đề hoặc thách thức mà độc giả đang đối mặt.
  • Kết nối với ngôi sao: Liên kết câu chuyện của bạn với ngôi sao đã giới thiệu trước đó để tạo sự liên kết và tăng tính thuyết phục.

Solution (Giải pháp): Trình bày giải pháp mà nhân vật chính đã sử dụng

  • Tiết lộ giải pháp hoặc hành động mà nhân vật chính là Star cần làm để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hoặc để gặt hái thành công và hạnh phúc, dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
  • Mô tả lợi ích và giá trị mà giải pháp mang lại cho độc giả, khuyến khích họ áp dụng và tận hưởng kết quả.

Ví dụ: 

Câu chuyện xuyên suốt của bài viết này chính là công cuộc giảm 15 kí của một khách hàng Viện thẩm mỹ Korea. Vậy, người tiêu dùng chính là Star (nhân vật chính)

Story (câu chuyện) Nhân vật chính đã trải qua quá khứ như thế nào khi sống chung với mỡ 30 năm

Solution (giải pháp): Khi đến với VTM Korea, KH đã được lột xác và giảm được 15 kí, bước ra khỏi quá khứ đau khổ.

  • Công thức SSS hay còn được gọi là 3S được sử dụng nhiều trong ngành Marketing bởi nó mang lại hiệu quả cao, giúp khách hàng có thể tiếp cận gần nhất với sản phẩm một cách tự nhiên nhất.
  • Ứng dụng nhiều trong việc: viết PR sản phẩm/dịch vụ hoặc PR thương hiệu, Feedback khách hàng,…

2. Các công thức viết content khác

2.1 Công thức FAB 

Viết tắt của Features (Tính năng), Advantages (Ưu điểm), Benefits (Lợi ích)

  • Features: Tính năng của sản phẩm/ dịch vụ cần quảng cáo.
  • Advantages: Ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ cần quảng cáo so với các đơn vị đối thủ.
  • Benefits: Những lợi ích sản phẩm/ dịch vụ quảng cáo mang lại cho khách hàng.

2.2 Công thức APP

Viết tắt của Agree (Đồng tình), Promise (Hứa hẹn), Preview (Xem trước)

  • Agree: Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó
  • Promise: Hứa hẹn rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ
  • Preview: Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết

2.3 Công thức BAB

Viết tắt của Before (trước), After (sau) và Bridge (Cầu nối)

  • Before: Tạo một viễn cảnh đẹp cho độc giả của bạn
  • After: Lời nhắc ở trạng thái hiện tại
  • Bridge: Tạo ra một cầu nối giữa tầm nhìn và thực tế, từ đó cung cấp cho người đọc một giải pháp.

2.4 Công thức STRINGS 

  • Là một công thức với lối viết liệt kê, tổng hợp giúp đối tượng đọc bài nắm thông tin nhanh về nội dung chủ đề bạn viết, thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu.
  • Tiêu đề điển hình: “Top 5 lý do…”, “Điểm danh các quán…”, …

2.5 Công thức PASTOR 

Viết tắt của Problem (Vấn đề), Amplify (Khuếch đại), Story (Câu chuyện), Transformation (Chuyển đổi), Offer (Gợi ý mua hàng), Response (Phản hồi)

  • Problem: Xác định vấn đề
  • Amplify: Khuếch đại vấn đề bằng cách đưa ra hậu quả của việc không giải quyết nó
  • Story: Kể một câu chuyện về một người đã giải quyết vấn đề của họ bằng cách sử dụng giải pháp của bạn một cách hiệu quả
  • Transformation: Tăng khả năng chuyển đổi bằng việc đưa ra các chứng thực
  • Offer: Giải thích về gợi ý mua hàng của bạn
  • Response: Kết thúc bài viết bằng lời kêu gọi hành động và giải thích những gì người đọc nên làm tiếp theo.

2.6 Công thức 4A

Viết tắt của Aware (Nhận biết), Attitude (Thái độ), Act (Hành động), Act again (Lặp lại hành động)

  • Aware: Nội dung cần phải giúp cho khách hàng tiềm năng nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường
  • Attitude: Khi đã nhận biết về sản phẩm,.khách hàng tiềm năng cần thay đổi quan điểm và đánh giá lại sản phẩm của bạn
  • Act: Bạn cần đưa ra những động lực để khách hàng tiếp tục thực hiện hành động mua hàng.như các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc các quà tặng kèm sản phẩm.
  • Act again: Bạn cần đưa ra các chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng hoặc những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm. Để khách hàng tiếp tục đồng hành và sử dụng sản phẩm của bạn một cách hiệu quả

3. Tổng kết

Việc sử dụng các công thức viết content này vào được xem là giải pháp tối ưu cho một bài viết hay và thu hút. Nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Đây chỉ là khung gợi ý. Và việc bạn nên làm là điền vào khung này.bằng sáng tạo, kinh nghiệm, cảm xúc và tư duy riêng. Tạo nên nội dung hoàn chỉnh, thu hút độc giả bằng sự độc đáo của bạn.

Với các công thức viết content ở trên. Alibaba hy vọng bạn sẽ có nhiều bài viết thu hút với tỷ lệ chuyển đổi cao. Cùng đón đọc thêm nhiều nội dung hữu ích từ website Alibaba Media nhé!

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !