Khi viết content Facebook, đôi khi, dù có ý tưởng hay nhưng cách triển khai lại gặp phải những sai lầm phổ biến mà nhiều người viết content mắc phải. Trong bài viết này Alibaba sẽ giúp bạn nhận diện và tránh 15 lỗi viết content Facebook điển hình, từ đó cải thiện kỹ năng viết và tăng hiệu quả cho nội dung của mình.

1. Tiêu đề và phần mở đầu không thu hút

Có thể bạn chưa biết, phần caption trên Facebook chỉ hiển thị khoảng 3 chữ đầu tiên (trước đây là 3 dòng đầu), và đây là những giây phút quan trọng nhất để thu hút người đọc. Nếu phần mở đầu của bạn không gây ấn tượng ngay lập tức, người xem sẽ lướt qua mà không quan tâm đến nội dung sau đó.

Nhiều người mắc phải lỗi phổ biến như viết tiêu đề quá nhạt nhòa, không có điểm nhấn và lan man, làm cho bài viết mất đi sự hấp dẫn ngay từ ban đầu. Điều này khiến cho thông điệp chính của bạn bị lạc mất giữa dòng văn bản dài dòng.

Thay vì viết một cách dài dòng, hãy tập trung vào việc sử dụng các yếu tố thu hút ngay từ đầu: con số, câu hỏi kích thích suy nghĩ, tính từ mô tả cảm xúc, hoặc động từ mạnh mẽ. Đừng để khoảng trống hay các câu không cần thiết xen giữa tiêu đề và phần nội dung quan trọng.

2. Viết lan man, dài dòng

Khi viết Content Facebook, bạn cần hiểu rằng định dạng này khác hẳn so với viết cho website. Nhiều người mắc phải lỗi viết quá dài, không xuống dòng, khiến bài viết trở nên nặng nề, khó đọc. Người xem thường không có đủ kiên nhẫn để lướt qua cả đoạn dài mà không thấy điểm chính.

Hãy giữ cho câu văn ngắn gọn và dễ hiểu. Nếu bài có nhiều ý, hãy chia thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn chỉ nên dài từ 3-4 dòng để người đọc dễ theo dõi. Sau khi viết xong, nên đọc lại và loại bỏ những từ hoặc câu không cần thiết mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu. Những chi tiết thừa chỉ làm giảm sự tập trung của người đọc và làm nội dung kém hiệu quả.

Bài viết dài dòng khiến người đọc không thể tập trung đọc hết

3. Viết hời hợt, chung chung

Lỗi này thường gặp khi người viết chưa thực sự tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ hay chủ đề, dẫn đến bài viết thiếu thông tin và không mang lại giá trị cho người đọc. Nguyên tắc quan trọng là “3 phần nghiên cứu, 1 phần viết”, nghĩa là cần đầu tư thời gian để nắm rõ thông tin trước khi bắt đầu viết.

Người đọc sẽ không bị thuyết phục bởi những câu chung chung như “Sản phẩm này rất tốt, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chất lượng cao”. Những lập luận này thiếu sự cụ thể và thuyết phục.

Gợi ý: Cần trình bày rõ ràng các lợi ích cụ thể của sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm có thể giúp tiết kiệm bao nhiêu thời gian? Giá cả có thực sự tốt hơn bao nhiêu phần trăm so với thị trường? Hiệu quả nhanh là trong bao lâu? Sản phẩm được làm từ chất liệu gì, có điểm nổi bật gì? Sử dụng số liệu và thông tin cụ thể sẽ làm bài viết trở nên đáng tin cậy và thuyết phục hơn.

4. Viết rập khuôn 10 bài như 1

Lỗi này là do thói quen viết theo lối mòn, không có sự sáng tạo và đổi mới. Bài nào cũng bắt đầu từ đặt vấn đề, nỗi đau, giải quyết vấn đề…. Cấu trúc các bài viết quá giống nhau, đến bạn cũng phát chán với bài của mình thì đừng mong người đọc hứng thú.

Ví dụ điển hình cho lỗi này là những bài Content bắt đầu với câu: “Bạn đang gặp vấn đề A? Đừng lo, sản phẩm B sẽ giúp bạn…”.

Gợi ý: Hãy thử áp dụng các công thức viết Content khác nhau như AIDA, FAB, Gary Halbert, AIDPPS, 3S để tạo sự mới mẻ. Đặc biệt, hãy lập dàn ý trước khi viết và linh hoạt thay đổi cách tiếp cận cho mỗi bài viết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự đơn điệu và giữ được sự quan tâm của người đọc.

5. Quá tham thông tin

Nếu bạn không xác định rõ thông điệp chính của bài viết mà liệt kê quá nhiều lợi ích chung chung, bạn dễ rơi vào “bẫy” quá tải thông tin, khiến bài viết trở nên mờ nhạt. Thay vì liệt kê 5 lợi ích của phần mềm A trong cùng một bài, hãy chia nhỏ thành nhiều góc nhìn khác nhau (content angle). Mỗi bài viết nên tập trung vào việc giải quyết một vấn đề duy nhất để thông tin được trình bày rõ ràng, sâu sắc và dễ thuyết phục hơn.

Gợi ý: Chia nhỏ vấn đề sẽ giúp bạn đi sâu vào từng khía cạnh, từ đó nâng cao khả năng thuyết phục người đọc.

Tham khảo: Content Angle là gì?

6. Lỗi chính tả

Sai chính tả trong bài viết giống như việc ăn một bữa cơm ngon nhưng có sạn – rất khó chịu và làm giảm giá trị của toàn bộ bài viết. Có câu: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương, nhưng trong văn chương thì còn đê tiện hơn”. Là người viết, bạn cần cẩn trọng và có trách nhiệm với từng con chữ mình dùng.

Để tránh lỗi chính tả, hãy đọc sách nhiều hơn, tự kiểm tra kỹ lưỡng sau khi viết, từ nào chưa chắc chắn thì tra Google. Ngoài ra, hãy cài đặt phần mềm kiểm tra chính tả để phát hiện và sửa lỗi kịp thời.

7. Lỗi dùng từ

Lỗi dùng từ thường xảy ra do chưa hiểu rõ nghĩa của từ hoặc sử dụng từ một cách tùy tiện. Điều này có thể dẫn đến việc diễn đạt sai ý, nhẹ thì chưa chính xác, nặng thì làm hiểu lầm hoàn toàn. Đúng với câu “sai một ly, đi một dặm”.

Ngoài ra, lặp từ cũng là lỗi phổ biến – khi một từ hoặc cụm từ được sử dụng quá nhiều lần trong cùng một câu hoặc các câu gần nhau, làm cho bài viết trở nên nhàm chán.

Để khắc phục, hãy sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế, hoặc nếu không thể tìm được từ thay thế, bạn có thể chọn cách diễn đạt khác phù hợp hơn.

8. Lỗi ngữ pháp

Lỗi ngữ pháp trong nội dung Facebook thường gây cản trở sự hiểu biết của người đọc. Mặc dù nội dung cần ngắn gọn và súc tích, điều này không có nghĩa là bạn có thể viết câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, thậm chí chỉ dùng trạng ngữ.

Chẳng hạn, câu “Nhằm mục đích giúp chị em phụ nữ xinh đẹp hơn” chưa đủ rõ ràng, vì nó thiếu chủ ngữ. Hay ví dụ “Bộ sản phẩm chăm sóc da ABC có tác dụng XYZ” cũng cần phải được diễn đạt rõ ràng hơn. Nhiều người thường viết câu văn lủng củng, không dễ hiểu, và sai dấu câu, khiến thông điệp bị mất đi.

Để cải thiện, hãy đọc lại kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt, bao gồm các loại câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt và câu rút gọn. Sự cẩn thận trong ngữ pháp sẽ giúp nội dung của bạn trở nên chuyên nghiệp và dễ hiểu hơn.

9. Thiếu logic

Nhiều người viết thường gặp phải lỗi thiếu logic do chưa biết cách sắp xếp ý tưởng hợp lý. Có trường hợp, sau phần tiêu đề, bài viết đi thẳng vào thân bài mà không có phần dẫn dắt, hay viết xong mà không có kết luận hay lời kêu gọi hành động (CTA). Một số người khác thì lặp lại cùng một ý tưởng nhiều lần hoặc chỉ “xào nấu” nội dung từ mạng mà không chỉnh sửa để đảm bảo tính liên kết, dẫn đến văn bản trở nên rời rạc, không liên quan giữa các phần.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tổ chức nội dung theo nhiều cách khác nhau như: theo trình tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng, hoặc thậm chí đảo ngược. Bên cạnh đó, việc sử dụng các từ nối như “Vì vậy”, “Cho nên”, “Tuy nhiên” sẽ giúp làm rõ mối quan hệ giữa các ý, tạo nên một bài viết mạch lạc và thuyết phục hơn.

10. Văn phong không phù hợp

Khi viết nội dung cho Facebook, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ đối tượng mà mình hướng đến và sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Văn phong cần phải phản ánh đúng tính cách thương hiệu và phù hợp với đặc điểm của người đọc, bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và đẳng cấp.

Ví dụ, nếu bạn đang viết cho đối tượng doanh nghiệp B2B ở cấp độ quản lý (M-Level, C-Level, D-Level), tránh sử dụng giọng điệu trẻ con hay vui đùa. Thay vào đó, hãy thể hiện sự tự tin, chín chắn và đáng tin cậy. Ngược lại, khi viết cho các bà mẹ và trẻ em, văn phong cần nhẹ nhàng và tình cảm hơn. Đối với các sản phẩm cao cấp, hãy sử dụng ngôn từ sang trọng và lịch lãm, không nên đưa các câu văn suồng sã hay các lời kêu gọi hành động quá mạnh mẽ như “Giảm giá nè” hay “Mua ngay đi”. Ngay cả trong lĩnh vực thời trang nữ, cách diễn đạt cho trang phục công sở sang trọng phải khác biệt với trang phục dành cho tuổi teen.

11. Thiếu điểm nhấn

Đây là bài viết đúng, đủ ý, không có gì sai, nhưng lại không hay. Đọc từ trên xuống nhưng không có gì mới mẻ, không đọng lại gì cho người đọc, quá an toàn với những dẫn chứng mờ nhạt.

Khi viết xong một bài viết mà bạn tự thấy cực kỳ thích, cực kỳ tâm huyết, muốn khoe bài viết này với nhiều người thì hãy nên nộp bài. Hãy bổ sung bằng cách đặt một tiêu đề ấn tượng, thêm những con số để tăng tính thuyết phục, có thông tin mới hay kiến thức giá trị, tìm một câu trích dẫn hay, biến tấu với trend, thêm cảm xúc vào bài…

12. Trình bày xấu

Trình bày xấu ở đây đề cập đến việc giao diện bài viết trên.Facebook (chỉ phần text) quá cẩu thả hoặc quá màu mè. Độ dễ đọc và dễ nhìn của nội dung không chỉ ảnh hưởng.đến ý nghĩa mà còn tạo ra cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho người đọc.

Nếu bài viết có quá nhiều icon, nó có thể tạo cảm giác rẻ tiền,.trẻ con và thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bài viết chứa quá nhiều chữ và đoạn văn dài,.điều này sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu và có thể lướt qua vì thiếu kiên nhẫn để nắm bắt ý chính.

Cách trình bày nên được điều chỉnh tùy thuộc vào lĩnh vực. Các ngành như giải trí, ẩm thực hay thời trang có thể sử dụng nhiều icon hơn,.nhưng chỉ nên dừng lại ở 3-5 icon để đảm bảo sự tinh tế. Đối với các bài viết cao cấp hoặc B2B,.cần tránh việc chèn các yếu tố quá màu mè hoặc diễn đạt quá vui tươi.

Bài viết có quá nhiều icon, gây rối mắt

13. CTA không đủ mạnh mẽ

Khi một CTA (Call to Action) không đủ mạnh mẽ, nó thiếu tính thuyết phục.để khách hàng thực hiện hành động mong muốn. Để tăng cường sức mạnh cho CTA, bạn cần xác định rõ hành động mà bạn.muốn khách hàng thực hiện và cá nhân hóa thông điệp.để họ cảm thấy đây là một cơ hội quý giá dành riêng cho họ.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng CTA của bạn không vi phạm chính sách. Thay vì sử dụng những cụm từ chung chung như “Mua ngay”,.“Xem thêm”, hay “Tìm hiểu thêm”. Hãy cân nhắc sử dụng các cụm từ hấp.dẫn hơn như “Ưu đãi đặc biệt dành cho bạn”, “Chỉ còn 3 ngày để đăng ký”,.“10 suất cuối cùng”, “Xem ngay case study thành công”,.hoặc “Số lượng có hạn, giữ chỗ ngay”. Những câu này không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tạo cảm giác khẩn cấp,.khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức.

14. Vi phạm chính sách

Chính sách quảng cáo là một thứ rất kìm hãm những người viết lách. Dù thực lòng muốn viết rất hay, rất kỹ càng chi tiết.nhưng luôn phải né tránh những câu từ Facebook cho là nhạy cảm nếu không muốn bài “không chạy được”. Khi sửa xong, “lách” xong nhìn lại có khi không nhận ra đứa con tinh thần của mình nữa.

Có nhiều lỗi dễ mắc như: điều trị tận gốc, cam kết trị mụn,.các từ ngữ chỉ bệnh tật, ốm đau…. nói chung là nhiều lắm. Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này. Ngoài ra, khi viết xong nhớ đọc kỹ và nhờ team chạy ads kiểm tra giúp.

Vì Facebook quét mạnh nên khi viết bài nên lách các từ VPCS (Xem ngay bài viết này)

15. Chỉ tập trung vào quảng cáo

Khách hàng ngày nay rất nhạy cảm với hàng loạt quảng cáo xuất hiện khắp nơi. Đôi khi, những thông điệp chân thật, tinh tế và.nhẹ nhàng mới có thể chạm tới cảm xúc và thúc đẩy hành động của họ. Ngược lại, những cụm từ quảng cáo khoa trương như “sản phẩm tốt nhất”, “chúng tôi là số 1”, hay “vô địch thị trường” dễ gây sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng.

Thay vì chỉ nói về doanh nghiệp, hãy tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tạo ra thông điệp cá nhân hóa, thể hiện sự quan tâm,.mang lại giá trị thực sự, giải quyết vấn đề của họ bằng cách cung cấp.giải pháp cụ thể và thuyết phục bằng những minh chứng rõ ràng.

Kết luận

Viết content Facebook không khó. Nhưng để viết một nội dung hấp dẫn, có giá trị và hiệu quả.đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết. Tránh những lỗi phổ biến trên sẽ giúp bạn không chỉ tạo ra nội dung chất lượng.mà còn tối ưu hóa được chiến lược content của mình. Chúc bạn áp dụng thành công!

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !