Account Marketing là một vị trí rất quan trọng đối với một Agency cũng như có sức hấp dẫn không nhỏ với các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều người hiểu lầm vị trí Account Marketing là nghề kế toán (Account trong tiếng anh được dùng phổ biến là ám chỉ kế toán). Vậy vị trí Account Marketing là làm gì, cần có những kỹ năng như thế nào? Bài viết dưới đây,  Alibaba  sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tất tần tật về Account Marketing.

1. Account Marketing là gì?

Account Marketing là một vị trí ở agency, hoạt động như một đường dây liên lạc giữa khách hàng (client) và agency. Là người tiếp nhận những thông tin yêu cầu từ khách hàng và truyền đạt lại cho agency, phối hợp với các bộ phận để thực hiện các chiến dịch tiếp thị cũng như giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Bạn cũng liên lạc với đại diện khách hàng trong suốt chiến dịch để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. 

Có thể nói Account là một người “đa nhiệm”: “đụng đâu làm đấy”, “mần này mần kia”. Rất khó có thể mô tả một cách chi tiết và rõ ràng công việc của một Account Marketing.

Account Marketing là gì?

Account bao gồm 2 nhiệm vụ chính:

  • Client servicing: Người trực tiếp làm việc với khách hàng để hiểu xem mong muốn của họ là gì, họ cần thông tin gì. Từ đó Account Marketing có thể chuẩn bị bản brief một cách phù hợp với cả client và agency.
  • Project management: Account Marketing là người nắm toàn bộ thông tin, tình trạng của dự án từ khi bắt đầu nhận yêu cầu của khách hàng tới lúc hoàn tất và nghiệm thu dự án đó. Để thực hiện tốt quy trình đó, Account phải nắm được thông tin và liên hệ với các team để có thể thực hiện yêu cầu của khách hàng cũng như đề xuất của agency đề ra.

Account Marketing là một người đa nhiệm.

Ví dụ một số đầu việc mà Account thực hiện?

  • Ghi biên bản cuộc họp
  • Đánh giá đối thủ cạnh tranh
  • Theo dõi tiến độ dự án
  • Tìm supplier
  • Báo giá
  • Lắng nghe Feedback
  • Làm brief

2. Những kỹ năng cần có của một account marketing?

Kỹ năng cần có của Account Marketing.

Alibaba bật mí với bạn 7 KỸ NĂNG cần thiết mà 1 Account Marketing cần có như sau:

2.1 Nền tảng kiến thức tốt và nắm bắt nhanh

Làm bất kể 1 việc gì cũng yêu cầu bạn phải có nền tảng kiến thức. Với nghề Account Marketing, bạn cần phải nắm bắt những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của mình để từ đó có thể đưa ra các phương án phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, Account cần khả năng nắm bắt nhanh. 

– Thứ nhất, vì đặc thù của ngành Marketing coi trọng xu hướng, thế nên Account cần luôn cập nhập nhanh chóng các xu hướng? Khách hàng đang “chuộng” điều gì nhất?

– Thứ hai, nhanh nhạy sẽ tạo lợi thế trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Account có thể nắm bắt nhu cầu, mong muốn của họ, từ đó chủ động trong việc đàm phán và thuyết phục được khách hàng.

2.2 Khả năng giao tiếp tốt, khôn khéo trong giải quyết vấn đề 

Có lẽ đây được xem là kỹ năng đứng đầu và quan trọng nhất trong tất cả.

Nghề account – mảnh đất cho các chúa tể giao tiếp

Account sẽ luôn phải giao tiếp và làm việc với rất nhiều đối tượng từ đối tác khách hàng bên ngoài đến đồng nghiệp cùng công ty, những người này đều có độ tuổi khác nhau, tích cách khác nhau, địa vị khác nhau,… 

Hơn nữa, với cương vị người giữ vai trò đại diện cho cả khách hàng và nhóm dự án, Account sẽ là người phải đứng ra trung hòa và giải quyết các vấn đề phát sinh. 

Vậy nên việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt và giải quyết vấn đề khôn khéo sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy!

2.3 Kỹ năng làm việc nhóm

Dự án có thể hoàn thành đều nhờ kết quả công sức của một tập thể. Đối với các dự án về quảng cáo và truyền thông thì phạm vi nhóm không chỉ có các đồng nghiệp trong công ty mà còn bao gồm cả khách hàng và đối tác.

Trong làm việc nhóm, Account cần biết cách làm sao hạn chế những mâu thuẫn không đáng có. Biết cách thúc đẩy tinh thần làm việc cho các thành viên và đôn đốc team thực hiện công việc của mình đúng tiến độ.

2.4 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Account đóng vai trò chủ đích là lãnh đạo và quản lý dự án. Bởi bạn là đầu mối thông tin chính cho cả phía đối tác và công ty. 

Ngoài biết cách làm việc nhóm và điều hòa bầu không khí hòa hợp trong team, bạn cũng cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý để có thể sắp xếp công việc và điều phối dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch.

2.5 Khả năng chịu áp lực cao

Có thể nói Account như “miếng chả kẹp giữa hai miếng bánh giầy”. Account trong Agency luôn phải đối mặt với áp lực song song từ hai phía gồm đối tác và nhóm dự án của công ty mình.

Nếu bạn không có kỹ năng chịu áp lực cao, công việc này có lẽ không dành cho bạn. Bởi việc cân bằng giữa mong muốn, ý kiến của hai bên vốn là một công việc không hề đơn giản. Theo đó, Account là người đứng ra giải quyết các thắc mắc và vấn đề phát sinh đến từ cả hai bên. 

2.6 Kỹ năng sáng tạo “vô biên”

Lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, sự kiện,… luôn gắn liền với yếu tố sáng tạo, mới mẻ. Mỗi kế hoạch, dự án, chương trình luôn đòi hỏi sự ra đời của những ý tưởng mới, phương thức mới, những thứ mang tính đột phá và có tính hiệu quả cao.

Kỹ năng sáng tạo của Account cùng team làm việc phải tạo ra những thứ mới mẻ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 

Sự sáng tạo sẽ giúp họ giành được lợi thế rất lớn trước đối thủ trong quá trình thảo luận và đàm phán. Điều này giúp có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng được khách hàng lựa chọn. 

2.7 Kỹ năng hoạch định và giám sát

Từ việc định nghĩa Account Marketing là gì cho đến những vai trò của nghề này, đều cho thấy việc hoạch định kế hoạch và giám sát triển khai kế hoạch là một phần không thể thiếu đối với nghề này. 

Nắm vững kỹ năng hoạch định sẽ cho phép bạn lên một timeline hợp lý đối với các đầu việc. Đồng thời, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giám sát và đảm bảo tiến độ của kế hoạch.

3. Trong Agency, làm account marketing là làm gì?

Mọi người thường hiểu nôm na rằng account là “mối nối” giữa client và agency. Là người truyền đạt thông tin giữa hai bên để triển khai dự án marketing một cách hiệu quả. Tuy nhiên đây chưa phải là cách hiểu đầy đủ. Vậy trong Agency, làm account marketing là làm gì?

3.1 Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Thực tế, vai trò của account còn phức tạp hơn thế. Đầu tiên, vai trò quản lý quan hệ với khách hàng đòi hỏi account vận dụng rất nhiều kỹ năng trong việc thiết lập, gìn giữ và duy trì mối quan hệ với các đối tác và khách hàng của agency. Giữ sợi dây liên kết giữa hai hoặc thậm chí là nhiều bên, từ đó tiếp tục phát triển cơ hội kinh doanh, tối đa lợi ích cho agency nhưng đồng thời hài hòa lợi ích của các bên tham gia một cách thỏa đáng.

3.2 Quản lý dự án (Project Management)

Là “hoa tiêu” đóng vai trò dẫn dắt dự án marketing. Account không chỉ vững kiến thức về marketing mà còn cần nắm được công việc chuyên môn của tất cả các thành viên trong dự án, đồng thời phải nắm được các công cụ chuyên môn sẽ vận dụng.

Từ việc vững nền tảng, account sẽ điều phối, thúc đẩy tiến độ triển khai, định hướng. Thậm chí là ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả nỗ lực của cả tập thể.

3.3 Quản lý rủi ro (Risk Management)

Như đã nói, những quyết định mà account đưa ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dự án. Do đó quản lý rủi ro chính là một vai trò quan trọng không kém. 

Vị trí này cần phải có sự nhạy bén, cẩn trọng. Account cần nhận biết được những nguy cơ xảy ra để có sự điều chỉnh và sắp xếp phù hợp. Điều này không chỉ đòi hỏi ở account những kiến thức tổng hợp từ việc hiểu thị trường, người tiêu dùng sản phẩm, pháp lý,… mà còn phải hiểu mô hình kinh doanh và cách vận hành của chính client và thậm chí là đối thủ của họ.

3.4 Cố vấn (Consulting)

Là vị trí gần gũi với client nhất, account có trách nhiệm báo cáo và giải đáp những thắc mắc về chi tiết và tiến độ công việc chuyên môn trong agency. Xa hơn thế, với những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, account thường xuyên phải đảm nhiệm vai trò như một người cố vấn để cùng bàn bạc và thậm chí là tranh luận cùng client để chọn ra hướng triển khai phù hợp.

4. Cơ hội thăng tiến của nghề Account Marketing?

Như các công việc khác, Account Marketing có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng. Mỗi một cấp bậc sẽ đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian làm việc nhất định. 

Và dưới đây là 3 cấp bậc thăng tiến cơ bản!

4.1 Account Executive

Đây là cấp độ cơ bản nhất trong nghề Account Marketing. Vị trí này không yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm, tuy nhiên cần có những kiến thức chuyên môn nhất định.

→ Phù hợp với các bạn mới vào nghề, sinh viên mới ra trường.

4.2 Account Management

Vị trí này sẽ bao gồm các công việc của một Account Executive nhưng thiên về quản trị hơn. Kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn và những thành tựu nhất định trong công việc tại cấp bậc nhỏ hơn, cùng năng lực quản trị sẽ giúp bạn có khả năng thăng tiến.

4.3 Account Director

Giữ vị trí trước đó trong thâm niên khoảng 5 – 6 năm. Nếu có năng lực thực sự bạn có thể tiến lên vị trí Account Director.

Công việc chính của vị trí này là xây dựng mối quan hệ với đối tác lớn, đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng, quản lý tổng quát các cấp thấp hơn (Account Manager, Account Executive).

5. Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản để bạn có thể hình dung đôi nét về nghề account marketing. Có thể bạn sẽ hơi “choáng ngợp” vì khối lượng công việc của 1 account marketing? Đừng lo, vì trách nhiệm luôn đi đôi với quyền lợi.

Account trong agency đầy áp lực và trách nhiệm nặng nề. Tuy vậy, đây là vị trí dành cho người luôn muốn cập nhật, tiếp thu những điều mới mẻ. Việc được tiếp xúc, lắng nghe và thấu hiểu clients giúp account rèn luyện được kỹ năng, bản lĩnh và và không ngừng nâng cao kiến thức, làm giàu thêm vốn sống và giá trị của bản thân.

 

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !