CPS được đánh giá là hình thức thanh toán quảng cáo có lợi nhất cho các nhà bán hàng hiện nay. Vậy CPS là gì? Hình thức này được ứng dụng như thế nào trong các chiến dịch Marketing? Cùng Alibaba tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

CPS là gì?

1. Khái niệm CPS

1.1 Đơn vị CPS là gì – Hình thức quảng cáo CPS (Cost Per Sale) 

Đây là một khái niệm không còn mới mẻ nhưng lại đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, nhất là khi các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội gần như thay đổi hoàn toàn tư duy mua hàng truyền thống.

Đơn vị CPS là gì?

 

CPS (Cost Per Sale) được xem là hình thức quảng cáo giúp thương hiệu gia tăng doanh số tốt hơn. Chi phí quảng cáo CPS chỉ được tính khi đơn hàng được người mua đặt thành công,  tức tỷ lệ chuyển đổi thành công của một đơn hàng sau khi khách hàng thực hiện một loạt hành động như click vào quảng cáo, điền thông tin cá nhân, thanh toán…

 

1.2 Một số khái niệm khác về CPS

Bạn có thể đã bắt gặp những khái niệm khác nhau về CPS trong quá trình tìm hiểu. Mỗi khái niệm lại hướng về một lĩnh vực riêng biệt. Điều đó đã khiến bạn rơi vào trạng thái hoang mang không biết đâu mới là khái niệm chính xác. 

Cụm từ CPS trong quảng cáo (thuộc mảng Marketing) có ý nghĩa riêng biệt so với CPS trong các lĩnh vực khác. CPS còn là một cụm từ viết tắt được dùng khá phổ biến trong các ngành nghề khác.

Cụm từ CPS trong quảng cáo (thuộc mảng Marketing) có ý nghĩa riêng biệt so với CPS trong các lĩnh vực khác.

Sau đây, bài viết sẽ tiết lộ thêm về khái niệm CPS trong lĩnh vực tài chính và vật lý. 

– CPS trong lĩnh vực Tài chính (CPS Coin)

Khi tìm hiểu về tài chính, bạn sẽ bắt gặp cụm từ có chứa CPS đó chính là CPS coin – một mã token tiện ích được dùng trong nền tảng CoinPayments. Nếu muốn mua coin hay dùng những dịch vụ khác nhau trong CoinPayments  thì người mua sẽ áp mã CPS coin để được giảm giá. 

– CPS trong lĩnh vực Vật lý (CentiPoise)

Còn trong lĩnh vực vật lý, CPS sẽ được viết một cách chuẩn chỉnh là “cPs” – viết tắt của CentiPoise. Đây là đơn vị đo độ nhớt dùng trong những thiết bị và ứng dụng đo khác nhau bên cạnh cSt (Centistokes), trong đó: 

  • cPs – đơn vị đo độ nhớt động lực. 
  • cSt – đơn vị đo độ nhớt động học. 

 

2. Ưu & Nhược điểm khi sử dụng CPS là gì?

Bất kỳ hình thức nào cũng sở hữu ưu và nhược điểm riêng, CPS cũng không ngoại lệ.

2.1 Ưu điểm của CPS

– Hiệu quả chi tiêu: Với hình thức thanh toán quảng cáo CPS, doanh nghiệp chỉ trả tiền khi có kết quả bán hàng, đảm bảo rằng tiền chi tiêu vào quảng cáo được tối ưu hóa và có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp khác như CPM hoặc CPC.

– Khả năng đo lường rõ ràng: Phương pháp đo lường của CPS rõ ràng về hiệu suất quảng cáo. Doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được số lượng bán hàng được thực hiện thông qua quảng cáo và tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI).

– Giảm thiểu rủi ro: Vì doanh nghiệp chỉ trả tiền khi có kết quả bán hàng cho nên rủi ro tài chính của họ được giảm thiểu. Họ không phải trả tiền cho các hiển thị không tương tác hoặc nhấp chuột không có kết quả.

CPS có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro.

2.2 Nhược điểm của CPS

– Đòi hỏi đánh giá chuẩn xác: CPS cần phải trang bị một hệ thống đo lường chính xác đi kèm nếu không muốn xuất hiện nhiều sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo. Để thiết lập mô hình CPS thành công, doanh nghiệp cần đánh giá và xác định một tỷ lệ hoa hồng (commission rate) phù hợp với người xuất bản. Điều này đòi hỏi sự chính xác trong việc theo dõi và đánh giá doanh số bán hàng.

– Không thích hợp cho một số ngành hàng: Đối với một số ngành hàng có chu kỳ mua hàng dài, chi phí sản xuất cao, hoặc sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao, hình thức CPS có thể không phù hợp. Trong những trường hợp này, việc xây dựng một hệ thống CPS có thể gặp nhiều khó khăn hoặc không mang lại hiệu quả.

– Khó định giá ban đầu: Để xác định một tỷ lệ hoa hồng hợp lý, doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố như lợi nhuận dự kiến từ mỗi đơn hàng, chi phí tiếp thị, và tỷ lệ chuyển đổi. Điều này đòi hỏi sự tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng để đưa ra một số liệu định giá khái quát hoặc một hệ thống theo dõi đáng tin cậy.

Doanh nghiệp cần theo dõi kỹ hơn để xây dựng một hệ thống CPS hiệu quả.

3. Ứng dụng của quảng cáo CPS

3.1 Quảng cáo CPS áp dụng khi nào?

CPS phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu người bán bị giới hạn về ngân sách trong thì đây chính là một lựa chọn tuyệt vời. Với mức ngân sách marketing “eo hẹp”, vẫn có thể mong muốn đo lường và đem lại hiệu quả tức thì. Đồng thời đo lường, đánh giá và sử dụng hiệu quả từng đồng ngân sách vào mỗi chiến dịch quảng cáo. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quá trình và đưa ra những hiệu chỉnh kịp thời.

CPS phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

CPS mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong một chiến lược bán hàng. Thế nhưng phương thức này không hoàn toàn phù hợp với tất cả các ngành hàng. Dưới đây là một số trường hợp có thể thành công với CPS:

 

Các trường hợp ứng dụng quảng cáo CPS thành công.

3.1.1 Bán hàng trực tuyến:

Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh trực tuyến và có khả năng theo dõi được số lượng đơn hàng và doanh số bán hàng, CPS có thể là một phương pháp định giá hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ trả tiền cho quảng cáo khi có kết quả bán hàng, giúp đảm bảo rằng chỉ chi tiêu cho việc tiếp thị mang lại doanh thu.

3.1.2 Sản phẩm có giá trị trung bình hoặc cao:

CPS thường phù hợp với các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị trung bình hoặc cao. Vì việc bán hàng có giá trị cao hơn, doanh nghiệp có thể chấp nhận tỷ lệ hoa hồng cao hơn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.

3.1.3 Đối tác liên kết (Affiliate Marketing):

CPS là phương pháp định giá phổ biến trong các chương trình đối tác liên kết. Doanh nghiệp hợp tác với các nhà xuất bản (publisher) để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ và chỉ trả tiền khi có bán hàng. Điều này tạo động lực cho các nhà xuất bản thúc đẩy mua hàng và tạo lợi ích cả hai bên.

3.1.4 Khi doanh nghiệp muốn tập trung vào kết quả:

CPS giúp tập trung vào kết quả bán hàng và hiệu suất quảng cáo. Bằng cách chỉ trả tiền khi có bán hàng, doanh nghiệp có động lực để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.

3.2 CPS ứng dụng trong Affiliate Marketing như thế nào?

Hiện nay, CPS thường được người bán sử dụng trong tiếp thị liên kết (tiếng Anh: Affiliate marketing). Nhờ vào CPS mà người bán sẽ tính toán được tiền hoa hồng người giới thiệu (cộng tác viên) nhận được khi thực hiện một đơn hàng thành công. Vì vậy, nếu muốn nhận hoa hồng thì người giới thiệu phải chia sẻ link Affiliate cho khách hàng và chờ đến khi khách thanh toán tiền. 

CPS được người dùng sử dụng rất phổ biến trong tiếp thị liên kết.

Ngày càng có nhiều người bán ứng dụng CPS trong tiếp thị liên kết bởi CPS giúp:

– Mang lại doanh số thực tế cho người bán, loại bỏ tối đa lượng khách hàng ảo. 

– Sàng lọc nguồn khách hàng tiềm năng để có căn cứ xây dựng big data hữu ích cho những chiến dịch quảng cáo về sau. 

4. Những khái niệm cơ bản khác: CPA, CPC, CPM, CPI, CPO 

4.1 CPA

CPA (Cost Per Action) là phương thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện, như hoàn thành mẫu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng… sau khi click một banner được đặt tại trang liên kết.

Khái niệm cơ bản về CPA.

 

4.2 CPM

CPM (Cost Per Mile) là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Website của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, phát triển sao cho thật nhiều người biết đến website của bạn.

CPM (Cost Per Mile) là chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị.

 

Đây là một phương pháp định giá trong quảng cáo trực tuyến. Trong đó doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lần hiển thị quảng cáo cho 1.000 lượt xem. Mille là từ tiếng Latinh có nghĩa là “nghìn”.

4.3 CPC

CPC (Cost Per Click) là chi phí chi trả cho mỗi lần nhấp chuột. Là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định. Một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột. Điều này so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

 

CPC (Cost Per Click) là chi phí chi trả cho 1 lần nhấp vào quảng cáo.

4.4 CPI

CPI (Cost Per Install) – Đây là hình thức hợp tác kinh doanh thanh toán theo lượt cài đặt. Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải, cài đặt ứng dụng, phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua link quảng bá của hệ thống.

CPI (Cost Per Install) là chi phí chi trả cho 1 lần tải/cài đặt ứng dụng, phần mềm.

4.5 CPO

CPO (Cost Per Order): CPO là phương pháp định giá dựa trên số lượng đơn hàng được tạo ra thông qua quảng cáo. DN chỉ trả tiền khi đơn hàng được xác nhận hoặc hoàn thành thông qua quảng cáo đó. CPO thường được sử dụng trong các mô hình kinh doanh trực tuyến. Đó là nơi mục tiêu là thúc đẩy việc hoàn tất đơn hàng.

CPO (Cost Per Order) là chi phí dựa trên số lượng đơn hàng thông qua quảng cáo.

5. Kết luận

Hình thức CPS chưa từng hết “hot” trong ngành Marketing nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về CPS. Mong rằng những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu CPS là gì; ưu – nhược điểm. Chúc bạn sẽ đưa ra nhiều quyết định đúng đắn, hợp lý trong hoạt động kinh doanh của mình!

LH Alibaba để được hỗ trợ tư vấn chi tiết các dịch vụ Marketing chuyên nghiệp!

—————————-

Công Ty TNHH Truyền Thông Sự Kiện Alibaba Media

Hotline: 0916201196

Trụ sở: Tầng 5 Nissan Bình Thuỷ, Số 26 Phan Đình Phùng, Tp Hà Tĩnh.

CN1: Tầng 7 Tòa nhà Bizciti, 130 Đống Đa, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.

Định vị thương hiệu của bạn, bằng một chiến lược marketing chuyên nghiệp !